Slide 1 Title Here

This is slide 1 description.

Slide 2 Title Here

This is slide 2 description.

Slide 3 Title Here

This is slide 3 description.

Slide 4 Title Here

This is slide 4 description.

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Trung tâm luyện chữ đẹp Kimi là trung tâm có nhiều kinh nghiệm trong nghề dạy viết chữ đẹp ở Q10 TPHCM và Hà Nội. Trung tâm được thành lập vào năm 2005. Trung tâm đã luyện chữ viết cho hàng ngàn học viên đến từ nhiều vùng miền của cả nước.
Ngày nay với quan niệm thời đại “công nghệ -vi tính” nhiều người đặc biệt là học sinh, sinh viên đã xem thường việc viết chữ. Phía sau việc viết chữ xấu đó là tính cẩu thả, ý thức học tập.
luyen viet chu dep cho be vao lop 1 300x200 Luyện Chữ Đẹp
Hình ảnh: Bé đang luyện viết chữ đẹp
Dạy viết chữ đẹp không chỉ truyền thụ cho các bạn những kiến thức cơ bản về chữ viết mà còn rèn kỹ thuật viết chữ. Nét chữ, nết người chữ viết thể hiện tính cách của mỗi cá nhân. Ngoài việc rèn chữ đẹp, rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, tinh thần kỷ luật và đầu óc thẩm mỹ. Rèn chữ đẹp còn giúp chúng ta tự tin và thành công trong cuộc sống.
Trung tâm luyện chữ đẹp luôn luôn khai giảng các khoá luyện chữ đẹp, khoá luyện chữ đẹp cho các bé sắp vào lớp 1 và còn nhiều khoá học khác.
Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu, trung tâm luyện chữ đẹp chúng tôi luôn luôn đặt chất lượng lên hàng đầu.
Thông tin liên hệ vui lòng gửi về:
Trung tâm luyện viết chữ đẹp Kimi
Đ/c: 266/42 Tô Hiến Thành – P15 – Q10 – Tp. HCM
Tư vấn viên:  0942.587.333 (Hằng)

Nguyên nhân chủ quan và khách quan
Trước hết đó là do ý thức rèn luyện chữ viết của càc em hầu như không có, nhiều em học sinh và cả các bậc phụ huynh cho rằng, chữ viết ngày nay không còn quan trọng, nhất là phần lớn học sinh có xu hướng theo học khối A,B. Thậm chí còn có ý kiến cho rằng ở thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như ngày nay, chỉ cần có trí tuệ là đủ,  vì tất cả đã có máy tính “viết” thay tay người. Theo chúng tôi, suy nghĩ đó hoàn toàn lệch lạc bởi việc rèn chữ cho các em học sinh khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường càng trở nên cần thiết, vì rèn chữ cũng chính là rèn tính nết của con người.
Mặt khác, còn phải nói tới nguyên nhân là sự thiếu quan tâm, rèn luyện của đội ngũ thầy cô giáo. Áp lực công việc, thời gian chăm sóc gia đình, con cái cùng với ý thức trách nhiệm còn hạn chế, cho nên không ít giáo viên còn thiếu quan tâm nhận xét về chữ viết, bài làm của học sinh.
Việc các em phải đầu tư thời gian cho học chính khóa, rồi học thêm; thậm chí là học cả ngày lẫn đêm ảnh hưởng lớn đến lượng thời gian dành cho đầu tư luyện chữ viết. Càng học lên cao càng phải ghi nhanh để kịp bài giảng cho nên chữ viết ngày càng xấu.
Không chỉ có chữ viết xấu, mà nhiều học sinh còn viết sai lỗi chính tả, nhiều em không biết phân biệt và sử dụng đúng các loại dấu câu; lại cẩu thả trong khâu trình bày cho nên  bài làm của các em nhiều khi bị trừ điểm.
Ngoài ra, khả năng đọc và cảm nhận các loại văn bản, các bài văn, bài báo, các trang sách của nhiều học sinh rất yếu, không thể hiện được cái hồn của bài học, thậm chí qua cách đọc của các em làm cho người nghe có thể sẽ hiểu sai hoặc không hiểu được hết dụng ý của tác giả. Vô hình trung, văn hóa đọc cũng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong lúc thế giới đang chọn một ngày trong năm làm ngày đọc sách. Hơn thế nữa nét chữ cũng được xem là nết người. Qua chữ viết, qua các bài học, qua các bài kiểm tra định kỳ, học sinh vừa thể hiện được kiến thức vừa thể hiện được đặc điểm, tính cách của mình, qua đó tạo được tình cảm đối với người đọc và chấm bài.
Rèn chữ không chỉ là rèn tính kiên trì, cẩn thận mà trên hết còn rèn tính kỷ luật và văn hoá viết ở mỗi em. Với xu hướng học lên càng cao thì thi cử chủ yếu bằng hình thức trắc nghiệm, chính điều này cũng đã tạo cho học sinh thói quen là trong các bài kiểm tra, hay thi cử, chỉ cần đánh dấu vào các đáp án đã có sẵn nếu đúng là có điểm; nên không có cơ hội và cũng không cần rèn luyện kỹ năng viết. Đặc biệt không ít học sinh còn “kế thừa” nét chữ từ phía người thầy của mình cũng không phải là ngoại lệ.
Hậu quả của việc chữ viết xấu là vô cùng to lớn, mà trước hết là ảnh hưởng đến kết quả thi cử của các em, trong các kỳ thi cuối cấp thi tốt nghiệp hay các bài kiểm tra định  kỳ, nhiều học sinh thiếu điểm cũng chỉ vì chữ xấu; thầy cô khi chấm các bài kiểm tra  sẵn sàng cho điểm thấp cũng chỉ vì “chữ không ra chữ”, rất khó đọc; đối với các môn khoa học tự nhiên, chữ xấu còn có thể châm chước vì chủ yếu xem kết quả bài làm thể hiện bằng các con số, còn khó khăn nhất là đối với các môn khoa học xã hội, mỗi khi phải làm nhiệm vụ chấm bài kiểm tra của các em viết chữ xấu rất khó đọc thì đó thật sự là “cực hình” ! Nhiều khi định nhắm mắt “định lượng” bài kiểm tra thay cho “định tính” để chấm điểm cho đỡ “phiền”, nhưng vì gánh trên vai hai chữ “trách nhiệm” thiêng liêng, thế là nhiều thầy cô phải “ngậm đắng nuốt cay”, cố làm cho trọn bổn phận chứ chẳng hề có chút hưng phấn nào?
Giải pháp khắc phục
Ông cha ta từ xưa đã khẳng định: “nét chữ – nết người”. Đã đến lúc toàn ngành giáo dục phải gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về hiện tượng chữ xấu và viết sai chính tả hiện nay của học sinh, đồng thờ cần có những giải pháp đồng bộ, tích cực và hiệu quả để góp phần rèn luyện chữ viết cho học sinh. Theo chúng tôi, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất: Muốn góp phần trau dồi, rèn luyện chữ viết một cách có hiệu quả cho học sinh, trước hết cần giúp các em hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc rèn luyện chữ viết, giúp trau dồi các kỹ năng viết chữ đúng và đẹp, biết cách trình bày bài; hơn nữa còn giúp các em có đức tính kiên trì, cẩn thận. Trong nhà trường, việc rèn chữ cho học sinh cũng chính là rèn tính cách cẩn trọng, lòng tự trọng để sau này khi rời khỏi ghế nhà trường, các em sẽ mang theo những hành trang không chỉ là kiến thức mà còn là ý thức kỷ cương, đức tình cẩn thận, kiên trì lúc bước vào đời.
Thứ hai: Bên cạnh đó, mỗi thầy cô giáo cũng phải không ngừng trau dồi chữ viết, nhất là khâu trình bày bảng mỗi khi lên lớp để cho các em noi theo. Kinh nghiệm nhiều năm làm công tác giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng, ở đâu và khi nào thầy cô giáo trình bày bảng sạch đẹp, khoa học thì ở đó và khi đó, khả năng tiến bộ và “bắt chước” của các em thường cao hơn. Bởi vậy, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương đạo đức về tự học và sáng tạo” cần được triển khai và thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc có hiệu quả.
Thứ ba: Phía Nhà trường, hằng năm cần phải kết hợp với các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, công đoàn nhà trường, chi đoàn cán bộ giáo viên… nên triển khai tổ chức các cuộc thi “vở sạch chữ đẹp” hay nhân rộng phong trào “chữ Việt đẹp” trong mỗi đoàn viên thanh niên, các khối lớp và cán bộ giáo viên để khuyến khích phong trào viết chữ đẹp; đánh thức thói quen và khả năng rèn luyện, trau dồi chữ viết ở mỗi người, đồng thời có hình thức động viên khen thưởng kịp thời cả thầy và trò. Việc này không chỉ có tác động thúc đẩy và phát huy vai trò của người giáo viên, động viên khích lệ các thầy cô giáo chăm lo rèn luyện chữ viết mà còn góp phần trong việc duy trì những nền nếp thói quen tốt trong học tập của học sinh. Chắc chắn, nếu chúng ta làm được việc này một cách thường xuyên thì ắt sẽ có tác dụng “mưa dầm thấm lâu”.
Thứ tư: Bên cạnh đó, mỗi thầy giáo, cô giáo trong quá trình giảng dạy và làm công tác giáo dục cũng cần phát huy hết tinh thần trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra, đánh giá chữ viết của học sinh, nhất là thông qua việc chấm bài và trả bài kiểm tra cũng cần phải dành một lượng thời gian nhất định cho việc đánh giá chất lượng bài làm, nhất là khâu chữ viết và trình bày bài làm của các em để các em có điều kiện nhận biết những điều được và chưa được, những khiếm khuyết của bài làm, qua đó các em  rút kinh nghiệm cho những lần sau. Đặc biệt là đối với giáo viên bậc tiểu học được xem là “chìa khóa” tạo ra nền tảng chữ viết cho các em sau này. Muốn vậy, nhà nước cũng cần có lộ trình từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ giáo viên, để họ yên tâm công tác và cống hiến cho nghề nghiệp, tránh hiện tượng phân tâm như hiện nay đối với không ít giáo viên, vừa phải dạy học, vừa phải chạy vạy lo toan cho cuộc sống cơm áo, gạo tiền nên không thể toàn tâm, toàn trí dốc hết công sức cho sự nghiệp trồng người.
Thứ năm: Bộ giáo dục cũng nên xem xét lại  Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, bao gồm: định mức tiết dạy, chế độ giảm định mức tiết dạy và quy định các hoạt động khác quy ra tiết dạy nhưng không có quy định về chế độ chấm bài, cho nên việc cắt chế độ tiền chấm bài của giáo viên là không hợp lý; bởi theo chúng tôi, đành rằng việc chấm bài cũng là trách nhiệm của nhà giáo, tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, khi mà sức ép về thu nhập và trách nhiệm rất lớn của công việc chấm bài đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức của nhà giáo, thế nên việc có chi trả chế độ chấm bài cho cán bộ giáo viên không chỉ có ý nghĩa động viên hàng triệu thầy cô giáo có trách nhiệm hơn, yêu nghề hơn mà còn góp phần không nhỏ trong việc cải thiện thu nhập cho họ. Đặc biệt là đối với cán bộ giáo viên dạy các môn xã hội. Đơn cử như người viết bài này, do đặc trưng bộ môn nên hầu như năm nào cũng phải dạy từ 13 đến 15 lớp, riêng học kỳ I năm học 2011-2012 này phải dạy đến 17 lớp, còn người bạn đồng môn thì phải dạy lên đến 20 lớp. Như vậy, một phép tính đơn giản nhân lên thì số bài kiểm tra phải chấm/học kỳ của chúng tôi quả là khó tưởng tượng…

Thứ sáu: Về phía gia đình mà trước hết là các bậc làm cha, làm mẹ cũng cần phải dành nhiều thời gian hơn nữa để theo dõi uốn nắn, động viên kịp thời con em mình trong khâu rèn luyện chữ viết. Thực tế, về mặt kiến thức, ngày nay do đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa, nhiều bậc cha mẹ không có khả năng “dạy” cho con, nhưng  về mặt kỹ năng rèn luyện chữ viết thì ai cũng làm được; tránh tình trạng như hiện nay là không ít bậc cha mẹ coi việc giáo dục con cái đều “khoán” cho thầy cô và nhà trường./.
Khóa học dành cho:
- Giáo viên các trường mẫu giáo, tiểu học, THCS trên địa bàn.
- Nhân viên văn phòng.
- Quản lý Doanh nghiệp.
- Bất cứ ai muốn cải thiện nét chữ, tốc độ viết và chuẩn ngữ pháp tiếng Việt.

Lịch học:
Lịch học buổi sáng, chiều, tối
Buổi Sáng: 9h-11h
Buổi chiều: 14h-16h
Buổi tối: 18h30 – 20h30
Thời gian học:
Khóa học: 12 buổi
Học phí:
Khóa học cơ bản: 800.000 đ/ 12 buổi
Xin mời bạn tham khảo khóa học “Luyện chữ đẹp cho học sinh tiểu học” tại Trung tâm luyện viết chữ đẹp Kimi Training

Trong khóa học, các con sẽ được học:
- Tư thế ngồi chuẩn hạn chế các bệnh học đường. Cách cầm bút đúng để viết chữ đẹp.
- Các kỹ năng để các con có thể viết đúng, viết đẹp.
- Tập luyện viết các mẫu chữ đứng, chứ nghiêng, chữ hoa, chữ số.
Lịch học:
Ca Sáng – Chiều – Tối
Một tuần học 2 buổi: T2-6; T3-7; T4-5 hoặc T7-CN
Thời gian học:
Khóa học: 12 buổi
Học phí:
Khóa học cơ bản: 800.000 đ/12 buổi
Chào các bạn.
Trung tâm Luyện Viết Chữ Đẹp Kimi luôn luôn đặt chữ tâm và chữ tín lên hàng đầu. Trung tâm Luyện Chữ Đẹp Kimi liên tục tổ chức các khoá học luyện chữ viết tại Hà Nội và TP HCM. 
 Luyện chữ cho bé sắp vào lớp 1
Khoá học luyện chữ đẹp cho bé sắp vào lớp 1 là giai đoạn quan trọng nhất, giúp các cháu làm quen dần với việc học tập. Vì vậy giáo viên là những người cha người mẹ tốt nhất phải làm công tác tư tưởng cho các con, tuyệt đối không bắt ép trẻ, không doạ nạt, mắng mỏ trẻ học. Điều quan trọng nhất là phải tạo nguồn hứng thú cho trẻ học tập một cách thích thú, tự nguyện, từ đó trẻ sẽ không sợ học và sẽ có thành tích tốt nhất trong việc học.
Khoá học dành cho:
   - Các em nhỏ đang chuẩn bị vào lớp 1
   - Các em nhỏ đang học ở lớp.
Mục tiêu khoá học gồm:
   - Tập cho các em tư thế ngồi đúng.
   - Cách cầm bút đúng chuẩn.
   - Viết chữ 2 ô ly bằng bút chì.
   - Ngoài ra còn học viết chữ số.
Lịch học:
   - Ca sáng – chiều – tối
   - Mỗi tuần học 2 buổi: T2-6 , T3-7, T4-5.
Thời gian:
  – Khoá học: 12 buổi
Học phí:
 - 800.000đ /12 buổi 
Để được tư vấn vui lòng liên hệ Tư vấn viên:

Căn cứ vào các thao tác khi viết, tư thế ngồi, cách cầm bút và các cử động của ngón tay cổ tay…. Căn cứ vào mẫu chữ được quy định theo Quyết định 31/2002 Bộ GD – ĐT.
Chúng tôi đã tính toán và đưa ra thông số kỹ thuật của cây bút và ngòi bút sao cho hiệu quả nhất và hợp lý nhất cho việc chữ nét thanh nét đậm.

1Lựa chọn bút viết cần đảm bảo một số yêu cầu sau
·         Bút không quá dài hoặc quá ngắn khoảng 13 cm là vừa phải
·         Bút không to hoặc nhỏ quá nhất là chỗ tay cầm bút đường kính 7 mm là vừa
·         Phần ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút phải vừa khít không quá rộng hoặc quá chật. Phần ngòi bút không được mềm quá dễ bị hỏng.
·         Các bộ phận khác của bút phải đảm bảo cho việc hút mực, giữ mực và ra mực đều.
·         Toàn bộ trọng lượng cây bút không được quá nặng hoặc quá nhẹ ( khoảng 8 đến 10g/1 cây bút là vừa )
·          
2Phần cải tiến
Bút thông thường thì phần đầu ngòi bút thường tròn đó là bi hoặc hạt gạo có tác dụng viết trơn, xoay được các chiều. Để viết được nét thanh nét đậm cần phải cải tiến phần đầu ngòi – Mài hết hạt gạo sai cho đầu ngòi bút mỏng dẹt. Độ mỏng của đầu ngòi có thể đạt tới mức 0,1mm, chiều rộng của đầu ngòi bút phụ thuộc theo yêu cầu của mẫu chữ kiểu chữ viết thông thường từ 0,5mm đến 2mm. Tạo ra độ nghiêng phù hợp với tay viết (nghiêng sang phải khoảng 20,5 độ). Đầu ngòi bút phải có các góc, các cạnh để chữ viết có độ nét.
Ngòi bút không quá trơn để điều khiển được bút theo ý người viết, không quá sắc để khi viết không bị gai tránh việc rách giấy và nhoè mực. Điều chỉnh rãnh dẫn mực đến đầu ngòi cho vừa phải nhiều hơn bút bình thường vì nét đậm cần xuống mực nhiều hơn.

3. Sử dụng bút cải tiến.
a. Các thao tác chuẩn bị.
Chuẩn bị giấy, vở là loại giấy tốt không nhoè vì hiện nay thị trường bút bi rất nhiều loại phong phú, đa dạng nên các nhà sản xuất giấy ít quan tâm đến chất lượng giấy viết cho bút mực do vậy nhiều loại giấy không sử dụng được cho viết bút mực. Giấy viết tốt và đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ là loại vở ô li có dòng kẻ carô nhỏ.
Rửa sạch bút bằng nước trước khi hút mực lần đầu, hút đầy mực và lau mực ở phần đầu ngòi.
b. Cách viết:
Cầm bút bằng 3 ngón tay, bút được kẹp ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa ngón giữa đỡ phía dưới chỗ tay cầm, ngón trỏ ở phía trên chỗ tay cầm ngón cái giữ bút ở phía ngoài.
Giữ bút nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy về phía người viết và tạo một góc 15 độ so với dòng kẻ dọc của trang giấy, bút đặt úp ngòi.
Cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay. Điều khiển bút cơ bản bằng 3 ngón tay theo cử động lên xuống nhẹ nhàng.
Bút chỉ viết một chiều, không tỳ mạnh tay nhất là những nét từ dưới đưa lên.

4. Đánh giá ưu khuyết điểm.
a. Ưu điểm:
Bút viết được nét thanh nét đậm rõ ràng, sắc nét, đều mực không phải chấm mực. Khi viết không cần tỳ mạnh tay. Do cấu tạo phần đầu ngòi mỏng và có chiều rộng nên khi viết cạnh mỏng là những nét đưa lên ứng với nét thanh của chữ và khi đưa xuống bề rộng ngòi bút sẽ tiếp xúc với mặt giáy tạo ra nét đậm rõ ràng.
Tạo thói quen và kỹ năng cầm bút đúng quy định. Loại bút này có cạnh không quá trơn, chỉ viết được một chiều nên phải cầm bút đúng mới viết được. Với loại bút thông thường đầu ngòi tròn có thể viết được các chiều khác nhau do đó bút có thể cầm ở nhiều tư thế mà vẫn viết được đó là nguyên nhân tạo thói quen cầm bút tuỳ tiện không đúng quy định.
Viết đúng quy trình, liền mạch, đủ nét: Đặt bút đúng điểm bắt đầu của mỗi con chữ, viết liền mạch, chữ viết không rời rạc các nét nối mềm mại và đảm bảo tốc độ viết nhanh.

Lợi ích kinh tế: Một học sinh trung bình trong năm học chi khoảng 50 nghìn đồng nếu sử dụng bút bi, khoảng 100 – 200 nghìn đồng nếu sử dụng bút kim, dạ kim…… nếu viết bút mực thông thường chỉ hết khoảng 20 nghìn đồng.

Lợi ích về môi trường: Song song với việc chi nhiều tiền mua bút thì việc học sinh vứt ra môi trường nhiều các loại vỏ và ruột bút kim, bút bi, bút dạ bằng nhựa ra môi trường loại nhựa này rất khó phân huỷ gây ô nhiếm môi trường. Đối với bút mực học sinh có thể sử dụng 1 hoặc nhiều năm.

b.Nhược điểm:
Bút mài nét thanh nét đậm chỉ viết được một chiều nên có thể gây khó khăn bước đầu cho người đang có thói quen cầm bút sai.
Đối với học sinh lớp 1, 2 gặp khó khăn trong việc hút mực nên khi viết dễ giây bẩn và hỏng bút.Có thể gây nhoè mực trên các loại giấy kém chất lượng.


Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

1. Tư thế ngồi viết

Tư thế ngồi viết đúng giúp cho các em tập trung chú ý cao , Không mỏi mệt, không mỏi tay, bẩn vở, chữ viết dễ đẹp. không bị các bệnh về mắt, tim, vẹo cột sống..và giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.
Ngồi viết đúng tư thế luôn có 3 điểm tựa:
- Hai chân chạm đất
- Hai mông đặt thoải mái lên ghế
- Hai cánh tay đặt lên bàn
Khi ngồi viết chú ý:
- Lưng thẳng đầu hơi cúi.
- Không tì ngực vào cạnh bàn.
- Hai mắt cách vở 20-30cm. Một cách đơn giản để kiểm tra về khoảng cách giữa mắt và vở của các bé là các bạn gia sư Hà Nội và quý vị phụ huynh có thể dùng cây thước nhỏ 20cm của các bé để đo khoảng cách từ trán các bé đến vở viết, nếu khoảng cách từ trán đến vở bé viết bằng đúng chiều dài thước thì đó là khoảng cách chuẩn.
- Tay phải cầm bút,tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không bị xê dịch.
- Hai chân để song song, thoải mái.
Điều quan trọng nhất giúp bé có một tư thế chuẩn bên cạnh việc chỉnh sửa tư thế ngồi học cho các bé đó là cần chuẩn bị cho các bé một bộ bàn ghế phù hợp với vóc dáng của các bé. Một bộ bàn ghế có kích thước phù hợp theo nghiên cứu của các nhà khoa học là chiều cao ghế ngồi bằng 0,27 chiều cao học sinh; chiều cao bàn học bằng 0,46 chiều cao học sinh.

2. Tư thế cầm bút

- Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm.
- Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết .
- Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út va áp út (ngón deo nhẫn).
- Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
- Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ.
- Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
Dạy con từ thuở còn thơ. Dạy con không chỉ dạy kiến thức văn hóa mà còn dạy con cách làm người, cách bảo vệ sức khỏe và những thói quen tốt, lành mạnh.